Game bóng đá mobile | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Bệnh viện ĐK Quang Bình logo

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH SÁN LỢN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

19.03.2019 , theo Bệnh viện ĐK Quang Bình


Hiện nay, nước ta đã có ít nhất 55 tỉnh thành thông báo có trường hợp mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn . Một số thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện và phòng tránh bệnh sán lợn ở người.

Nguyên nhân gây bệnh:

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do ăn các loại thức ăn nhiễm các ấu trùng trong đất, trong nước ( rau thủy sinh, rau sống không rửa sạch..) hoặc nhiễm từ các sản phẩm thịt không được nấu chín.

 

 

Triệu chứng:

Biểu hiện lâm sàng như đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược)…

Những trường hợp nhiều sán, có thể nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn, xuất hiện đốt sán theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng).

Nếu sán làm tổ trong não sẽ gây ra hiện tượng co giật và kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. Còn với trẻ em sẽ làm ảnh hưởng tới vấn đề học tập và khả năng phát triển của não bộ, đồng thời cũng có thể gây ra những cơn co giật, ngất xỉu đột ngột.

 

 

Biến chứng:

Các bệnh giun sán nói chung, khi vào cơ thể đều chiếm thức ăn, dẫn đến kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hoá.

Người mắc sán dây lợn nhưng không điều trị, đốt sán già trào ngược lên dạ dày, giải phóng ấu trùng sán dẫn đến nhiễm kết hợp cả sán dây lợn và ấu trùng, làm bệnh nặng hơn rất nhiều.

Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể để lại các biến chứng. Trường hợp chui mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Ấu trùng sán lợn gạo làm tổ trong não.

Các biến chứng nặng:

*Gây hại toàn bộ hệ thần kinh:

Sán dây khi trưởng thành có thể phát triển nhanh trong ruột và gây ảnh hưởng tới não bộ của con người. khi ấu trùng sán lợn xâm nhập được vào hệ thần kinh thì nó có thể khiến bạn mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn ở não (neurocysticercosis), gây nguy hại nghiêm trọng tới não bộ và dẫn đến bệnh động kinh.

*Gây viêm ngứa, mưng mủ trên da:

Gây ngứa ngáy, mưng mủ và viêm da. Do ấu trùng sán lợn có thể hút hết chất dinh dưỡng từ cơ thể người nó đang ký sinh, từ đó khiến làn da của bạn bị ảnh hưởng trực tiếp.

*Gây hại nghiêm trọng tới đôi mắt:

Ngoài làm tổ ở não bộ, sán lợn cũng có thể chạy vào mắt và gây lồi nhãn cầu, từ đó dẫn đến các triệu chứng như lác mắt, bong võng mạc, suy giảm thị lực, hoặc có thể là mù mắt.

*Gây ra các bệnh về tim mạch:

Trường hợp sán làm ổ trong tim có thể gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới van tim, cơ tim và làm tăng nguy cơ bị suy tim đột ngột.

*Gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa:

Người bệnh bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng giảm cân mất kiểm soát, cơ thể gầy còm, ốm yếu mà còn kéo theo các triệu chứng khó tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy...

Ăn sán lợn gạo bao lâu sẽ nhiễm bệnh?

Bệnh sán lợn gạo lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa.

Ấu trùng sán dây lợn xâm nhập và phát triển ở các tổ chức cơ của lợn. Các nang sán tập trung thành từng hạt màu trắng đục, kích thước như hạt gạo, chính là hình ảnh ‘lợn gạo’ mà nhiều người biết đến. Con người ăn thịt lợn đó rồi bị nhiễm bệnh sán lợn gạo. Tuy nhiên, ấu trùng sán chết sau 1 giờ ở nhiệt độ 50-60 độ C. Vì vậy nếu không nấu chín thức ăn thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Ấu trùng sán dây lợn có trong phân của con người hoặc lợn mang bệnh. Khi không đảm bảo vệ sinh, ấu trùng đó sẽ lẫn vào rau, quả, nguồn nước. Nếu ăn rau không rửa kĩ, nấu chín sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh sán dây lợn.

Thời gian sống của sán dây lợn cũng như trứng sán trong cơ thể người có thể lên tới 10 - 20 năm.

Sau khi ăn phải sán lợn gạo, khoảng 10 - 15 ngày sau, xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA sẽ cho kết quả bệnh nhân có nhiễm sán hay không.

Sán lợn gạo chết ở nhiệt độ bao nhiêu?

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Vì vậy để phòng nhiễm sán lợn thì cần ăn chín, uống sôi.

Chủ động phòng bệnh sán lợn gạo và ấu trùng sán dây lợn

Để chủ động phòng bệnh sán lợn gạo và ấu trùng sán dây lợn, theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:

Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.

Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

Điều trị:

Bệnh ấu trùng sán lợn được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel và Albendazole.

Người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng.

Thiên Nga (p.Truyền thông BVĐK Quang Bình)


Các bài đã đăng

Xem thêm

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30

Chiều: 13h30 - 17h30

Hướng dẫn khám chữa bệnh Đăng ký KCB
Thư viện Video

Video

Website đơn vị trực thuộc
Thăm dò ý kiến