Game bóng đá mobile | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Bệnh viện ĐK Quang Bình logo

DỊCH VI RÚT CORONA (nCoV)

30.01.2020 , theo Bệnh viện ĐK Quang Bình


1. Vi rút Conora là gì?
- Virus Corona mới (NCoV) gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp bắt nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc)
- Là một biến chủng của virus Corona gây ra các dịch bệnh kinh hoàng như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) và Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV).

- Vi rút corona có thể sống ở bên ngoài cơ thể trong nhiều giờ, tồn tại trong phân và nước tiểu ở nhiệt độ phòng trong tối thiểu 1 - 2 ngày, thậm chí tới 4 ngày. Ở nhiệt độ 0°C, virus này có thể tồn tại tới 3 tuần.

- Con đường lây bệnh là đường hô hấp giữa người với người; người với vật (từ các giọt chất tiết qua hắt hơi, nói, thở), đường tiếp xúc trực tiếp (điện thoại, tay nắm cửa)...

2. Vì sao vi rút Corona nguy hiểm?
- Corona gây ra viêm và tổn thương phổi 
- Hiện tại chưa có thuốc đặc trị cho bệnh phổi do corona gây ra, các bác sĩ chủ yếu chữa trị theo triệu chứng. Tỉ lệ tử vong 3-4 % (thấp hơn SARS, cúm A).
- Các nhà khoa học Mỹ cho hay, vaccine ngừa virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp ở Trung Quốc (2019-nCoV) vẫn đang nghiên cứu.

3. Triệu chứng của bệnh nhân nhiễm Corona
- Thời gian ủ bệnh 10-14 ngày (từ lúc nhiễm đến lúc có triệu chứng lâm sàng).
- Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

4. Chẩn đoán bệnh nhân nhiễm Corona
- Kỹ thuật xác định chủng virus mới 2019-nCov đó là kỹ thuật Real time RT - PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp.

5. Điều trị
Hiện tại chưa có cách chữa trị chính thức. Có nhiều luồng thông tin khác nhau trong việc chữa trị:
- Điều trị theo triệu chứng bệnh do vi rút gây ra
- Kết hợp Đông y và Tây y

- Sử dụng thuốc điều trị HIV để điều trị bệnh nhân nhiễm Corona.

6. Biện pháp phòng ngừa


- Cách ly bệnh nhân đã nhiễm bệnh hoặc đi từ vùng có người nhiễm bệnh
- Nên mang khẩu trang; rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi ho hoặc đi vệ sinh; tránh dùng chung các vật dụng cá nhân (bát, đĩa, cốc chén, khăn lau,...) với người khỏe mạnh;
- Người khỏe mạnh không đi vào vùng có dịch;
- Hạn chế các sinh hoạt tập thể, gặp gỡ nhiều người trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát;
- Nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân cần có biện pháp phòng ngừa và cách ly đặc biệt;
- Xử lý tốt chất thải của người bệnh.
- Bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Vì vậy, khi có dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán xác định và có hướng cách ly, điều trị phù hợp, tránh lây lan trong cộng đồng.

Thiên Nga (Tổng hợp)


Các bài đã đăng

Xem thêm

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30

Chiều: 13h30 - 17h30

Hướng dẫn khám chữa bệnh Đăng ký KCB
Thư viện Video

Video

Website đơn vị trực thuộc
Thăm dò ý kiến