Game bóng đá mobile | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Bệnh viện ĐK Quang Bình logo

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ SƠ CỨU KHI GẶP NGƯỜI BỊ ĐỘT QUỴ

02.07.2018 , theo Bệnh viện ĐK Quang Bình


Đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não) là một cấp cứu thường gặp tại bệnh viện đa khoa Quang Bình. Việc phát hiện và sơ cứu đúng cách, kịp thời rất quan trọng, giúp đảm bảo sự an toàn cho người bệnh trong khi chưa có sự hỗ trợ từ nhân viên y tế.

Đột quỵ não là gì?

Đột quỵ não là tình trạng bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc vỡ.

Đột quỵ não bao gồm chảy máu não và nhồi máu não, trong đó nhồi máu não chiếm từ 80-85% các trường hợp. Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người trên 40 tuổi, phổ biến nhất là những người có tiền sử bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, hay tăng cholesterol máu, hút thuốc lá…

Các dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ não?

Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ thường là đột ngột tê hay yếu một bên cơ mặt, tay, chân, liệt nửa người, đột ngột lú lẫn, rối loạn thị giác một hoặc cả hai mắt, đi lại khó khăn, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân, nói khó, nói ngọng. Khi bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não được xử trí cấp cứu có thể giảm tỷ lệ tử vong cũng như tỷ lệ tàn phế.

2 quy tắc phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ não bao gồm: FAST và BÈFAST

                                        //backend.beta.vinmec.com/frontend/uploaded/fast_1.jpg

 

                //backend.beta.vinmec.com/frontend/uploaded/befast.jpg

Xử trí tại nhà như thế nào?

Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên thường xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm và nguy hiểm đến tính mạng.

Khi nghi ngờ người bệnh bị đột quỵ thì những người ở cạnh bệnh nhân cần nhanh chóng đỡ để người bệnh không bị ngã gây chấn thương. Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng đầu sang một bên. Nếu bị nôn, móc hết đờm rãi cho bệnh nhân dễ thở.

Quan điểm hiện nay là khi đã phát hiện bệnh nhân đột quỵ não, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt, để tận dụng được thời gian vàng trong điều trị đột quỵ não, góp phần hạn chế tỷ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân.

Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không.

Dự phòng đột quỵ não như thế nào?

Tuy ĐQN là một bệnh nguy hiểm, nhưng có thể dự phòng được khi chúng ta lưu tâm đến việc điều trị dự phòng các yếu tố nguy cơ của ĐQN.

Các yếu tố nguy cơ của ĐQN không thể tác động bao gồm: tuổi, gen, dân tộc, di truyền.

Những yếu tố nguy cơ có thể tác động được như: bệnh tăng huyết áp động mạch, đái tháo đường, các bệnh tim mạch, tăng lipid máu, hút thuốc lá...

5 việc đơn giản giảm nguy cơ đột quỵ ai cũng thực hiện dễ dàng

Bằng cách thay đổi lối sống tĩnh tại, ít vận động sang tập thể dục, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo phì, tăng cholesterol có lợi, giảm cholesterol có hại, do đó làm giảm các yếu tố nguy cơ của ĐQN. Đồng thời, cần lưu tâm đến các vấn đề sau: kiểm soát huyết áp; không hút thuốc; kiểm soát đường máu nếu có đái tháo đường, ăn thức ăn có hàm lượng chất béo thấp, hạn chế uống rượu, bia…

Kết quả hình ảnh cho XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ

Một lời khuyên cho tất cả các bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc có nhiều các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như đã nói ở trên phải được khám, theo dõi điều trị thường xuyên tại các cơ sở y tế. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ ĐQN cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất tránh chần chừ, do dự, làm lỡ khoảng thời gian quý giá can thiệp điều trị, để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân.

ST: Vũ Mị – Khoa Nội


Các bài đã đăng

Xem thêm

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30

Chiều: 13h30 - 17h30

Hướng dẫn khám chữa bệnh Đăng ký KCB
Thư viện Video

Video

Website đơn vị trực thuộc
Thăm dò ý kiến